Monday, October 10, 2016

Tuticare Đông Anh - Tuy đau dây chằng là một trong những cơn đau nằm trong danh sách “vô hại” nhưng nhiều mẹ vẫn không tránh khỏi lo sợ nó gây ảnh hưởng tới thai nhi, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau này khiến mẹ luôn trong tình trạng đau nhức, mệt mỏi. Vậy đau dây chằng khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có qua bài viết dưới đây nhé.
Kết quả hình ảnh cho MẸ BẦU bị đau dây chằng

✿ Tìm hiểu về đau dây chằng khi mang thai

Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng có vai trò hỗ trợ cơ bắp và nâng đỡ các cơ quan nội tạng. Dây chằng được gắn vào mỗi bên của tử cung và bên thành khung xương chậu. Khi tử cung to lên, dây chằng theo đó cũng bị giãn ra, dẫn đến tình trạng đau nhức.
Đau dây chằng là tình trạng đau nhói hoặc âm ỉ phần bụng dưới hay bẹn của mẹ bầu. Đau dây chằng thường xuất hiện khi mẹ bầu bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng giữa. Ban đầu là những cơn đau ở mức độ nhẹ và tần suất ít, sau đó tăng dần lên với mức độ đau nặng hơn khi thai nhi ngày càng phát triển.
Kết quả hình ảnh cho MẸ BẦU bị đau dây chằng
Các cơn đau dây chằng thường gây cảm giác nặng nề ở vùng đau kèm theo đó là đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế hoặc đau âm ỉ trong một khoảng thời gian. Thông thường các cơn đau này sẽ xuất hiện trong các trường hợp: mẹ thay đổi vị trí đột ngột, mẹ đứng hoặc ngồi quá lâu. Hoặc khi mẹ vận động đi lại nhiều, làm việc quá tải. Những bà mẹ sinh con nhiều lần thường bị đau dây chằng nhiều hơn với mức độ nặng hơn.

✿ Đau dây chằng khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã nói, đau dây chằng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường mà hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua trong giai đoạn mang thai. Nó không gây ra những ảnh hưởng xấu nào cho thai nhi mà chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, hay mất ngủ khi bị những cơn đau “quấy nhiễu”. Mẹ không cần quá lo lắng, vì cũng như các cơn đau khác, nó sẽ biến mất sau khi mẹ sinh xong.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu các cơn đau dây chằng xuất hiện ngày càng nhiều (lớn hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ), cùng với triệu chứng đau dữ dội, đau lưng dưới, áp lực lớn ở vùng khung chậu, chảy máu, sốt, ớn lạnh, dịch âm đạo tiết nhiều, ói mửa, buồn nôn,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời nhé vì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Kết quả hình ảnh cho MẸ BẦU bị đau dây chằng

✿ Một số biện pháp giảm đau dây chằng khi mang thai

Khi bị đau dây chằng, mẹ nên dừng ngay mọi công việc và nằm nghỉ tại chỗ. Nếu bị đau trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng về bên không đau, đồng thời cong đầu gối về phía bụng, kê gối bên dưới bụng, giữa hai chân và đằng sau lưng để giảm áp lực của dây chằng.
Kết quả hình ảnh cho MẸ BẦU bị đau dây chằng
Nếu đau quá, mẹ bầu có thể chườm nóng bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau nhưng cần chú ý tới nhiệt độ của nước, không được quá nóng. Ngoài ra mẹ cũng không nên chườm lâu quá có thể ảnh hưởng tới nhiệt độ vùng bụng.
Mẹ bầu có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực của bụng bầu lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ không nên lệ thuộc quá nhiều vào nó vì như vậy sẽ khiến các dây chằng, cơ lưng hông hoạt động ít đi, gây ra hậu quả về vấn đề trương lực sau sinh. Tốt nhất trước khi dùng, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhất.
Tập thể dục khi mang thai cũng là cách giảm đau dây chằng hiệu quả vì nó giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong thai kỳ, mẹ nên tập một vài môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, bơi lội,… Trước khi tập, mẹ hãy nhớ khởi động các cơ và khớp thật linh hoạt nhé.
Một lưu ý nữa là mẹ không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, sẽ khiến cho tình trạng đau trầm trọng hơn. Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải ngồi nhiều thì cách 1 tiếng, mẹ hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng vừa giúp máu được lưu thông tốt hơn vừa giúp vùng lưng, hông, bụng không bị quá mỏi. Còn khi mẹ phải đứng nhiều thì có thể để một chiếc ghế bên cạnh để ngồi xuống bất cứ khi nào mẹ muốn nghỉ ngơi nhé.

>>Bài viết tham khảo

ĐỌC NHIỀU NHẤT