(Tuticare Đông Anh)Trên thực tế có rất nhiều điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ mà không phải bác sĩ nào cũng cung cấp cho mẹ bầu. Theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển về khả năng thị giác, thính giác, khứu giác… Mỗ tuần thai, bé lại có những thay đổi mới để dần hoàn thiện hơn.
Những điều đặc biệt nhất về thai nhi không phải mẹ bầu nào cũng biết:
Hậu môn là bộ phân "mọc ra" đầu tiên
Mẹ đã bao giờ tự hỏi bộ phận nào của thai nhi phát triển đầu tiên hay chưa - não bộ, trái tim hay bộ phận sinh dục…? Tất cả đều không đúng, bởi câu trả lời chính là hậu môn.
Trong giai đoạn đầu tiên, phôi thai hình thành một dạng túi, cho phép các tế bào bên trong di chuyển, phát triển gọi là gastrula. Sau đó, tại mép của chiếc túi này, các tế bào dần hình thành nên lỗ hậu môn, rồi mới tới miệng ở mép túi đối diện.
Sự phát triển của mắt và tai
Vào tuần thứ 8 thai kỳ, đôi mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Mặc dù lúc này thai nhi chỉ dài khoảng 2cm. Khuôn mặt của bé cũng bắt đầu quá trình phát triển nhanh chóng.
Bộ phận sinh dục
Bộ phân sinh dục của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 9 và sẽ được phân biệt thành bộ phận sinh dục nam hay nữ ở tuần 12 thai kỳ. Đây là điều vô cùng thú vị mà không phải mẹ bầu nào cũng biết và các bác sĩ cũng ít khi tiết lộ.
Khi nào cơ thể bé hình thành đầy đủ?
Ở tuần 12 thai kỳ, mặc dù mới chỉ dài khoảng 5cm từ đầu đến mông nhưng cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm ngón tay, ngón chân với móng tay đầy đủ. Tai, mắt, mũi, miệng và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã đầy đủ.
Thai nhi cũng biết đau
Ở tuần tuổi thứ 12, thai nhi đã biết đau ở mọi chỗ như một đứa trẻ sơ sinh. Bé có thể bị đau từ dây thần kinh đến tủy sống hay đồi não. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu hình thành các bộ phận như dây rốn, khuôn mặt. Thậm chí bé còn có thể ngậm cả ngón tay vào miệng.
Cơ thể bé bằng nửa chiều dài khi sinh
Điều thú vị đặc biệt này rơi vào tuần thứ 20 thai kỳ. Lúc này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé khoảng 18cm. Thai nhi cũng bắt đầu có những chuyển động mạnh trong bụng mẹ và ở bên ngoài mẹ cũng dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này. Ngoài ra, vào tuần thai này, qua hình ảnh siêu âm mẹ cũng dễ dàng nhìn thấy lông mày hay móng tay của bé.
Khi nào bé nghe được âm thanh từ bên ngoài
Theo các chuyên gia, vào khoảng tuần thứ 20-24 thai kỳ, em bé sẽ nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó. Lúc này, khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên các lớp da còn mỏng, hơi nhăn nheo và được bảo vệ bởi một lớp lông tơ.
Thai nhi thở thế nào?
Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không? Đây là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Câu trả lời là: Trong bụng mẹ thai nhi vẫn thở mặc dù không hít thở oxy thông qua phổi như sau khi chào đời. Khoảng tuần thứ 27 của thai kỳ, chất lỏng sẽ tràn đầy trong phổi và khi chào đời, quá trình đi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ đẩy hết nước trong phổi ra để bé bắt đầu những nhịp thở đầu tiên.
Ruột để ngoài da
Ít mẹ biết rằng, ruột của một đứa trẻ lại phát triển ở ngoài cơ thể của chúng. Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, đường ruột của bé bắt đầu hình thành trong dây rốn và nối trực tiếp với nhau thai. Hệ thống tiêu hóa của bé lúc ấy rất đơn giản, gồm 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau.
Phần ruột giữa sẽ phát triển mạnh nhất, từ một đường ống tách làm hai, sau đó cả 2 ống bắt đầu lớn lên, vươn ra bên ngoài cơ thể vào bên trong dây rốn. Dần dần, ống ruột bắt đầu xoắn lại và cuối cùng trở về với bụng em bé khi phần nối với nhau thai tiêu biến hoàn toàn.
>>Bài viết tham khảo
- Bất ngờ những tác dụng tuyệt vời khi "BỐ" trò chuyện với thai nhi
- Để bé "THÔNG MINH" ngay từ trong bụng mẹ
- Sự thật "KINH ĐIỂN" không bao giờ thay đổi giữa "VỢ & CHỒNG"