Với nhiều bậc phụ huynh việc thay bỉm tã cho bé là một điều khá thú vị mỗi ngày. Được cảm nhận cảm giác tận tay chăm sóc cho bé mang lại cho bé sự thoải mái trên cơ thể cũng như nhìn thấy sự vui vẻ của bé mỗi khi được thay một chiếc bỉm mới sạch sẽ.
Bạn có cảm nhận được cảm giác tuyệt vời này? Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy đọc hướng dẫn thay bỉm cho trẻ sơ sinh dưới đây sớm!
Học từng bước
Cho dù mẹ đã từng thay bỉm cho bé hay chưa thì cũng cần bắt đầu một cách từ từ và chính xác. Nhiều người khá cẩu thả trong việc thay bỉm tã cho bé có thể khiến cho chiếc bỉm bị xô dịch cũng như dinh nước tiểu từ tay vào chiếc bỉm mới cho bé.
Để thay tã cho trẻ an toàn, nhanh và thuận tiện, tốt nhất các mẹ nên chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ trên giường hoặc thảm, bao gồm bỉm mới (bỉm Merries , bỉm Pampers, bỉm Moony...), giấy ướt, nước ấm, kem chống hăm, khăn mặt, bông vệ sinh, tã… Chú ý không để nước nóng và các đồ sắc nhọn có thể gây hại cho bé và không nên để trẻ ở một mình để đi chuẩn bị đồ vệ sinh cho bé.Chuẩn bị đủ mọi thứ trước khi thay bỉm
Đảm bảo an toàn cho trẻ
Việc đảm bảo vệ sinh tay chân cho tới dụng cụ cho bé là điều vô cùng cần thiết và cha mẹ cần hết sức chú ý . Cụ thể hơn là mẹ cần vệ sinh tay chân sạch sẽ trước , trong và sau khi thay bỉm tã cho bé đề phòng gây bệnh cho bé bởi chính tác nhân từ chất thải của bé . Khi vệ sinh cho bé mẹ cũng cần chú ý đến bé trong quá trình thay tã nên thực hiện thao tác nhanh bởi có thể làm cho bé bị lạnh cũng như bụi bên ngoài vào bé
Các bước vệ sinh vùng kín cho trẻ:
Đầu tiên mẹ cần tháo tã bẩn ra khỏi bé một cách nhẹ nhàng bằng cách nhấc khẽ một chân của bé và tháo bỉm lên. Mẹ cũng có thể sử dụng tã dán với nhiều loại tã dán đến từ các thương hiệu khác nhau với các loại như tã dán Huggies , tã Pampers, tã Merries... mẹ có vô số sự lựa chọn an toàn cho bé để có thể đơn giản hơn trong việc tháo rời bỉm cho bé. Cuộn tã chặt lại và cho vào túi buộc kín lại và cho vào thùng rác ngay.
Tiếp theo, bắt đầu vệ sinh vùng kín cho trẻ. Sử dụng một phần giấy lau ướt, lau cho trẻ từ phía trước ra phía sau để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu.
Sử dụng khăn sạch và lau sạch khu vực mặc tã của bé. Mẹ chú ý sử dụng bông mềm cùng nước ấm lau nhẹ nhiều lần cho bé sau đó dùng khăn khô lau sạch để cho bé "thả rông" một lúc để chắc chắn khu vực mặc bỉm được khô ráo hoàn toàn thì mẹ mới bắt đầu thay cho bé một chiếc bỉm khác
Thay bỉm mới cho trẻ bằng cách làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Dùng ngón tay của bạn điều chỉnh vị trí miếng dán bỉm sao cho bỉm vừa vặn với phần hông và mông trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tránh quấn bỉm vào khu vực rốn để tránh làm tổn thương và nhiễm trùng vết thương hở chưa lành của bé.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng tã vải, việc vệ sinh vải sẽ phức tạp hơn. Bạn sẽ phải giặt tã để tái sử dụng tã trong những lần tiếp theo.
Tham khảo thêm