Thế nhưng, khi cho con ăn dặm dù theo phương pháp nào đi chăng nữa, có một thói quen không tốt mà có thể nhiều mẹ mắc phải và dẫn đến làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Đó chính là xay nghiền mọi loại thức ăn cho bé hoặc xây nhuyễn lẫn mọi thứ vào nấu cháo, nấu bột cho bé ăn mà không cho bé tập ăn thức ăn thô. Điều này sẽ dẫn đến một tác hại nghiêm trọng mà có thể nhiều người không ngờ tới đó là nguy cơ viêm loát dạ dày từ nhỏ. Hãy cùng Megamart tìm hiểu vì sao ăn đồ xay nhuyễn lại có thể loét dạ dày và từ bỏ thói quen không tốt này nhé.
Sai lầm nghiêm trọng khi xay nhuyễn thức ăn cho con
Nhiều bậc cha mẹ thường hay nghĩ rằng cho bé ăn đồ được xay nhuyễn sẽ dễ ăn hơn, bé ăn nhanh hơn và dễ hấp thu chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa hơn. Nhưng thực chất, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu suốt ngày con bạn chỉ được ăn đồ ăn xay nhuyễn mà không được làm quen với những thức ăn thô sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Các chuyên gia dinh dưỡng đều đưa ra lời khuyên rằng mẹ nên tập cho bé ăn thức ăn thô để bé có nhiều dinh dưỡng hơn và cũng tốt cho dạ dày của con hơn là ăn đồ xay nhuyễn như nhiều người lầm tưởng.
Thậm chí, ở nhiều nhà, con không chịu ăn rau hoặc lười ăn, nhiều mẹ còn áp dụng đủ các biện pháp trong đó có cả những cách thức như xay lẫn nhiều loại rau củ, thức ăn vào cho con ăn. Như vậy vừa không tốt cho sức khỏe của bé mà còn lại hại cho dạ dày của con hơn.
Hậu quả của việc chỉ con ăn đồ xay nhuyễn
Chính vì cứ bắt con ăn những loại thức ăn được xay nhuyễn trong một thời gian dài sẽ làm bé quen với việc chỉ có khả năng tiêu hóa những loại thức ăn mềm nhuyễn, lâu dần không có bản năng nhai, cắn thức ăn để làm quen với những loại thức ăn thô như những bé được cho ăn dặm bằng thức ăn thô hơn. Điều này có thể gây ra rất nhiều những tác hại dưới đây.
Trẻ không biết nhai và chậm phát triển
Trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, nhai cũng là một bản năng mà đứa trẻ nào cũng cần học hỏi. Nhiều bố mẹ có thể bỏ qua không để ý đến nhưng nó có thể là nguy cơ làm chậm phát triển cho trẻ. Một đứa trẻ quen với việc nuốt mà không biết nhai sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng hơn nhiều so với bạn bè và chậm lớn hơn bé.
Nên tập cho con ăn đồ tăng dần độ thô phù hợp theo từng độ tuổi
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, không biết nhai còn ảnh hưởng đến trí não và sự thông minh của trẻ. Việc nhai thức ăn không chỉ tốt cho phát triển cơ hàm của bé mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu không được nhai thức ăn từ khi bắt đầu phát triển trí não mạnh hơn vào giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ không thể phân biệt được thức ăn cứng hay mềm, giòn hay dai khi cho thức ăn vào trong miệng, trẻ sẽ không thể gặm nhấm, nhai, cắn xé thức ăn để tha hồ trải nghiệm và khám phá chúng. Cha mẹ nên biết rằng việc nhai thức ăn cũng là một kĩ năng rèn luyện trí thông minh cho trẻ và bố mẹ đừng nên bỏ qua điều quan trọng trong giai đoạn tập nhai ở trẻ.
Bé ăn đồ xay nhuyễn nhiều sẽ mất khả năng học nhai và cơ hội phát triển trí não
Điều này cũng đồng nghĩa với việc không cho trẻ nhai, bố mẹ làm cho cơ hội phát triển trí thông minh của con thông qua thức ăn bị giảm đi đáng kể. Thay vì việc học hỏi, tìm tòi mọi điều học được qua việc nhai thức ăn thì bé lại chỉ biết đến việc ăn như một biện phát để không bị đói và duy trì tình trạng sinh lý của cơ thể. Trong quá trình ăn uống ở giai đoạn ăn dặm, trẻ có thể phát triển tư duy nhận thức và khả năng suy nghĩ rất nhiều thông qua việc nhai. Nếu không cho con tập nhai cũng là bố mẹ đã vô tình làm mất đi cơ hội phát triển não bộ và trí thông minh của con mình.
Trẻ dễ béo phì và lười ăn
Nhiều mẹ thường xuyên cho con mình ăn đồ xay nhuyễn thì thấy con vẫn béo tốt lại nghĩ rằng như vậy là con khỏe mạnh, không bị còi xương suy dinh dưỡng. Nhưng thực chất, những trẻ như vậy rất dễ có nguy cơ bị mắc bệnh béo phì. Có thể trẻ vẫn béo và tăng cân đều nhưng lại không hề có sức khỏe tốt như những trẻ được ăn thức ăn thô và nhai. Bởi những đứa trẻ được bố mẹ tập cho ăn những món ăn riêng đã được chứng minh rằng có sức khỏe tốt hơn dựa theo chỉ số BMI, chỉ số tỷ lệ phát triển chuẩn của cơ thể.
Ăn nhiều đồ xay nhuyễn dễ làm trẻ biếng ăn
Ngoài ra, chính vì được ăn thức ăn xay nhuyễn, trẻ không cảm nhận được rõ rệt hương vị của từng loại thức ăn sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng lười ăn, biếng ăn. Khi ăn đồ ăn xay, trẻ sẽ bỏ qua việc nhai và hầu như chỉ nuốt thức ăn như uống nước. Dịch vụ sẽ không được kích thích và bé sẽ không có cảm giác ngon miệng, nhanh chán và không có cảm giác thèm ăn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Theo thời gian, trẻ sẽ nhanh chán và rất lười ăn, hoặc quen với việc đưa thức ăn vào miệng là nuốt luôn mà lười nhai.
Nguy cơ bị loát dạ dày rất nguy hiểm
Điều ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của trẻ đó là trẻ sẽ có nguy cơ rất cao bị loét dạ dày nếu thường ăn thức ăn xay nhuyễn. Có thể nhiều người sẽ không tin hoặc cho là vô lý bởi trẻ nhỏ như vậy không thể sớm mắc phải bệnh này chỉ vì ăn thức ăn xay nhuyễn.
Điều này được giải thích hoàn toàn có cơ sở. Khi cho trẻ ăn một bát cháo xay lẫn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, hương vị và thành phần của món ăn bị trộn lẫn và điều thường thấy là con sẽ dễ bị trớ. Khi bị nôn trớ nhiều, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến dạ dày của trẻ và bé sẽ rất dễ bị loét dạ dày, thực quản. Thậm chí, có nhiều bé còn bị trào ngược dạ dày và có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây ho kéo dài, lâu dần có thể dẫn tới bệnh hen.
Các mẹ nên tập cho con ăn thô dần để bé làm quen
Chính vì thế, để tránh được những tác hại trên, bố mẹ hãy suy nghĩ về việc lựa chọn cho con làm quen với thức ăn thô nhiều hơn ngay từ khi bé có thể để con được phát triển một cách tốt nhất. Vào những giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn, bố mẹ hãy tập cho con làm quen dần dần một cách từ từ, không cần nóng vội.
Đừng sợ dạ dày con còn yếu mà không cho bé tập ăn những thức ăn có hạt hơn hoặc đồ thức ăn mềm. Chế độ ăn tốt nhất dành cho bé đó là từ 6 tháng tuổi tập ăn bột loãng sau đó tăng dần độ sệt, từ 7 - 8 tháng tuổi cho con ăn cháo nhuyễn hoặc loại bột nấu đặc, từ 12 tháng tuổi trở đi thì bé có thể tập ăn cháo nấu nhiều hạt hơn và các loại thức ăn mềm như phở, mì sợi mềm. Khi bé đã được 2 tuổi trở lên và mọc đủ răng thì bố mẹ hoàn toàn có thể tập cho bé ăn cơm cùng thức ăn mềm với cả nhà.
>>Bài viết tham khảo